Ở bài trước, mình đã giới thiệu với các bạn về thư viên PHPUnit và một các đơn giản để setup nó chạy tự động trước mỗi lần commit. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn thắc mắc là làm thế nào để tạo unit test vói PHPUnit? Ở loạt bài này, mình sẽ trình bày kỹ hơn về cách sử dụng PHPUnit và các kỹ năng viết unit test nâng cao.
php -m
.Để cài đặt PHPUnit thì bạn có thể làm theo các cách sau:
Để có thể chạy được file PHAR, bạn cần bật các extensions phar và openssl. Nếu extension Suhosin được bật thì bạn phải set trong file
php.ini
là:
1 suhosin.executor.include.whitelist = phar
Bạn vào trang https://phar.phpunit.de/ và download file PHAR của bản PHPUnit bạn cần về máy.
Copy vào thư mục project, thế là bạn đã có thể dùng bởi lệnh php phpunit.phar
.
Tuy nhiên để có thể sử dụng được trong nhiều project thì bạn cần làm như sau:
Với UNIX OS:
1
2
3
$ chmod +x phpunit.phar
$ sudo mv phpunit.phar /usr/local/bin/phpunit
$ phpunit --version
Với Windows OS:
1
2
3
4
5
6
C:\Downloads> mkdir C:\bin
C:\Downloads> copy phpunit.phar C:\bin
C:\Downloads> cd C:\bin
C:\bin> echo @php "%~dp0phpunit.phar" %* > phpunit.cmd
C:\bin> set PATH=%PATH%;C:\bin
C:\bin> phpunit --version
Tham khảo thêm tại đây
composer
(recommend)Bạn cần cài
composer
trước, tham khảo tại đây.
Local install (đây là cách mình vẫn hay dùng):
1
2
$ composer require --dev "phpunit/phpunit=5.2.*"
$ ./vendor/bin/phpunit --version
Global install:
1
2
$ composer global require "phpunit/phpunit=5.2.*"
$ phpunit --version
Bạn có thể chạy phpunit -v
để xem phiên bản và các options. Xem thêm tại đây.
Nếu bạn muốn tạo một tài liệu mô tả dạng TestDox cho class thì bạn có thể sử dụng tính năng testdox.
Ở bài trước, mình cũng đã giới thiệu conventions cho PHPUnit.
Dự vào đó mình tổ chức project như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
project
├── composer.json
├── composer.lock
├── phpunit.xml.dist
├── src
│ └── Calculator.php
├── tests
│ ├── bootstrap.php
│ └── CalculatorTest.php
└── vendor
Các bạn chú ý đến 3 file: composer.json
, phpunit.xml.dist
, tests/bootstrap.php
.
Nội dung chi tiết cả từng file, bạn xem tại demo repository.
Chúng ta cùng bắt đầu viết class CalculatorTest.php
nào:
Đừng quên conventions nhé các bạn!
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
<?php
namespace Demo\Calculator\Tests;
class CalculatorTest extends \PHPUnit_Framework_TestCase
{
public function testAdd()
{
$this->assertSame(10, Calculator::add(5, 5));
}
}
Trong method testAdd
trên, mình đã dùng method assertSame
để check kết quả trả về
của method Calculator::add(5, 5)
có phải là 10 không?
Sử dụng assertSame
để check cả về giá trị và kiểu dữ liệu. Ngoài ra còn có thể
sử dụng nhiều method assert*
khác để check, bạn xem chi tiết ở đây.
Bây giờ bạn thử chạy phpunit
xem nào? Wow. Thật đơn giản, bạn đã viết đc rồi đấy.
Unit Tests are primarily written as a good practice to help developers identify and fix bugs, to refactor code and to serve as documentation for a unit of software under test. To achieve these benefits, unit tests ideally should cover all the possible paths in a program. One unit test usually covers one specific path in one function or method. However a test method is not necessary an encapsulated, independent entity. Often there are implicit dependencies between test methods, hidden in the implementation scenario of a test. — Adrian Kuhn et. al.
Mình tạm dịch đoạn trên như sau: Mục đích chính của Unit Tests là để giúp deverlopers xác định và sửa lỗi, để tái cấu trúc lại code và làm tài liệu cho kiểm thử một đơn vị phần mềm. Để đạt được điều đó, các Unit Tests nen covers tất cả các possible paths trong chương trình. Mỗi unit test thường xuyên cover một path cụ thể của một function hoặc method. Tuy nhiên, Một method test không cần thiết phải là một sự đóng gói, thực thể độc lập. Chúng thường phụ thuộc vào nhau, và ẩn trong kịch bản triển khai một thử nghiệm.
Như vậy thì làm thế nào để khai báo test method này phụ thuộc vào các test method khác?
PHPUnit cung cấp cho ta một cách là sử dụng một annotation1 là @depends
.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
<?php
class StackTest extends PHPUnit_Framework_TestCase
{
public function testEmpty()
{
$stack = array();
$this->assertEmpty($stack);
return $stack;
}
/**
* @depends testEmpty
*/
public function testPush(array $stack)
{
array_push($stack, 'foo');
$this->assertEquals('foo', $stack[count($stack)-1]);
$this->assertNotEmpty($stack);
return $stack;
}
/**
* @depends testPush
*/
public function testPop(array $stack)
{
$this->assertEquals('foo', array_pop($stack));
$this->assertEmpty($stack);
}
}
Khi sử dụng dependencies thì các test dependency methods phải return về kết quả. Chúng sẽ là tham số cho method test của chúng ta.
Bây giờ quay lại với method testAdd
ở trên, chúng ta thấy là có một vấn đề là
nó chỉ test có một trường hợp nên không chắc các trường hợp khác, method add
đã chạy đúng.
Do đó chúng ta cần test thêm nhiều trường hợp khác.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
<?php
namespace Demo\Calculator\Tests;
class CalculatorTest extends \PHPUnit_Framework_TestCase
{
public function testAdd()
{
$this->assertSame(10, Calculator::add(5, 5));
$this->assertSame(10, Calculator::add(-5, 15));
$this->assertSame(10, Calculator::add(0, 10));
}
}
Khoan, từ từ đã. Có gì không ổn ở đây. Đó là đây chỉ là test đơn giản và chúng ta
đang sử dụng cách lặp lại phần code test. Nếu như với những test phức tạp thì sao?
Chúng ta không thể làm như vậy được. Vậy phải làm thế nào?
PHPUnit cũng đã tính đến điều này, và cho phép bạn sử dụng annotation @dataProvider
để thực hiện việc test với nhiều trường hợp dữ liệu. Và bây giờ trong method test
của bạn chỉ cần định nghĩa cách thức test mà thôi.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
<?php
namespace Demo\Calculator\Tests;
class CalculatorTest extends \PHPUnit_Framework_TestCase
{
/**
* @dataProvider dataForTestAdd
*/
public function testAdd($a, $b, $expected)
{
$this->assertSame($expected, Calculator::add($a, $b));
}
public function dataForTestAdd
{
return [
//[$a, $b, $expected],
[5, 5, 10],
[-5, 15, 10],
[0, 10, 10],
];
}
}
Syntax:
@dataProvider methodName
, chỉ định một public method của class test sẽ cung cấp các trường hợp dữ liệu cho test. Method này sẽ return một array, với mỗi phần tử là một trường hợp dữ liệu, là một mãng các tham số cho method test theo đúng thứ tự.
Thật là đơn giản và clear phải không?
Trong một số trường hợp, bạn cần phải test throw ra các exception. Bạn có thể sử dụng
method expectException()
, expectExceptionCode()
, expectExceptionMessage()
và expectExceptionMessageRegExp()
đã được thêm sẵn trong PHPUnit để test trong
các trường hợp này.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
<?php
namespace Demo\Calculator\Tests;
class CalculatorTest extends PHPUnit_Framework_TestCase
{
public function testDivByZero()
{
$this->expectException(\InvalidArgumentException::class); // exception class name
$this->expectExceptionMessage('Division by zero'); // exception mesage
Calculator::div(10, 0);
}
}
Một cách khác, bạn có thể dùng các annotations để setup các test throw exception.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
<?php
namespace Demo\Calculator\Tests;
class CalculatorTest extends PHPUnit_Framework_TestCase
{
/**
* Test case dividing by zero
*
* @expectedException \InvalidArgumentException
* @expectedExceptionMessage Division by zero
*/
public function testDivByZero()
{
Calculator::div(10, 0);
}
}
Bời mặc định PHPUnit chuyển các PHP errors, warnings và notices xuất hiện trong quá trình thực thi test thành các exception, nên bạn cũng có thể sử dụng cách trên để test method sẽ sinh ra PHP errors.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
<?php
namespace Demo\Calculator\Tests;
class CalculatorTest extends PHPUnit_Framework_TestCase
{
/**
* Test case modulus by zero
*
* @expectedException \PHPUnit_Framework_Error
* @expectedExceptionMessage Division by zero
*/
public function testModByZero()
{
Calculator::mod(10, 0); // 10 % 0
}
}
Tương tự với PHPUnit_Framework_Error_Notice
và PHPUnit_Framework_Error_Warning
.
Chú ý: Setting
error_reporting
của PHP có thể giới hạn các kiểu error được đưa ra cũng như convert thành exception
Thỉnh thoảng bạn cũng phải test PHP’s Output Buffering xem nó có như mòng đợi không?
Trong trường hợp này, hai method expectOutputString()
và expectOutputRegex()
sẽ giúp bạn thục hiện điều đó.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
<?php
class OutputTest extends PHPUnit_Framework_TestCase
{
public function testExpectFooActualFoo()
{
$this->expectOutputString('foo');
print 'foo';
}
public function testExpectBarActualBaz()
{
$this->expectOutputRegex('/^baz(\d*)$/');
print 'baz' . rand(1, 1000);
}
}
— Còn tiếp —
Annotation là một dạng đặc biệt của ngữ pháp siêu dữ liệu (syntactic metadata),
nó có thể được thêm vào trong mã nguồn của các ngôn ngữ lập trình.
Trong PHP, annotation có dạng @annotation
và nằm trong một comment block
được bắt đầu bởi /**
và kết thúc bởi */
. Bạn có thể xem tất cả các annotations
mà PHPUnit hỗ trợ ở đây. ↩
Comments